Cây tài lộc còn có tên gọi khác là cây may mắn là loại cây để bàn có thể sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, do đó khá dễ dàng cho việc chăm sóc chậu cây và không cần phải tưới hàng ngày. Ngoài ra, cây may mắn còn có sức sống tốt, khỏe khoắn, phát triển đều đặn trong cả môi trường máy lạnh hay thiếu ánh sáng.
Cây tài lộc: Đặc điểm sinh thái
Cây tài lộc có xuất xứ từ nguồn gốc ở Châu Mỹ, có ở châu Phi, Ấn Độ, Nhật Bản và vùng Trung Đông, sống được ở những vùng nóng khắc nghiệt và chịu hạn tốt.
Cây tài lộc có thể cao trung bình từ 15-20 cm, tuy nhiên khi kết hợp với các mẫu chậu khác nhau sẽ cho những kích thước khác nhau tùy theo từng loại chậu, ví dụ chậu may mắn S1 nhỏ, chậu may mắn chân đế, chậu may mắn 6 túi, chậu may mắn tròn hay quả bí. Mỗi cây tài lộc thường có 3 hoặc 5 quả, chia thành hình tròn bao quanh phần dưới thân cây tài lộc góp phần tạo vẻ đẹp hài hòa cho chậu cây.
Cây tài lộc: ý nghĩa
Cây Tài Lộc là loại cây có tuổi thọ cao và khả năng chịu úng hạn tốt, tượng trưng cho sự sung túc, đem lại cát khí mạnh mẽ cho ngôi nhà, văn phòng hoặc cửa hàng kinh doanh, giúp cho gia chủ luôn tinh thông, sáng suốt, rất phù hợp với những công việc gắn với sự đầu tư tài chính để có thể thu vào được nhiều Tài – Lộc như ý.
Cây tài lộc: cách chăm sóc
Cây tài lộc có thể sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt do đó rất dễ dàng chăm sóc, không cần phải tưới nước hằng ngày. Dù không am hiểu nhiều về kỹ thuật chăm sóc cây kiểng, bạn vẫn có thể yên tâm vì cây có sức sống tốt, khỏe khoắn và phát triển đều đặn, thậm chí trong môi trường thiếu ánh sáng, môi trường máy lạnh.
Ánh sáng: cây may mắn sống trong môi trường thiếu ánh sáng vẫn được hoặc ánh sáng nhẹ, không quá gay gắt là tốt nhất.
Tưới nước: không tưới ướt cỏ may mắn, chỉ cần làm ẩm đáy cỏ bằng cách đặt chậu cây vào đĩa chứa nước cao khoảng 1-2 cm trong vòng 5 phút sau đó lấy ra. Một tuần làm 2 lần là đủ.
Phòng bệnh cho cây: Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo: Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Đánh giá Cây tài lộc