Cây Trầu bà treo trang trí không gian các quán cafe, nhà hàng hay làm cây nội – ngoại thất treo tại cầu thang, ban công, cửa sổ, sân thượng, sân vườn…rất thích hợp. Cây Trầu bà treo không những giúp xanh không gian mà còn góp phần làm sạch không khí.
Cây Trầu bà treo: Đặc điểm sinh thái
Cây Trầu bà treo có thân hình trụ mập, bám chặt vào vỏ cây gỗ hay vách đá. Lá trầu bà xanh lớn, lúc còn non mép lá nguyên, sau đó xẻ thùy sâu dần với gốc lá hình tim, cuống lá dài có bẹ. Lá trầu bà xanh có màu xanh xen vài vệt màu vàng, gân lá hình xương với gân chính rõ ràng và thuộc dạng mọc cách. Cây Trầu bà treo rất dễ ra rễ, nếu không khí đủ nước và chất dinh dưỡng hoặc cành nhánh cây tiếp xúc với đất thì tại cuống lá sẽ hình thành những mầm rễ nhỏ non màu xanh nhạt, sau đó rễ đậm màu dần.
Cây Trầu bà treo có tên khoa học: Epipremnum aureum, thuộc họ Araceae. Cây trầu bà có nguồn gốc từ đảo Solomon. Cây Trầu bà còn gọi là cây sắn dây Hoàng kim, Ma quỷ đằng, Thạch Cam Tử, là cây thân cỏ xanh quanh năm, sồng lâu năm. Cây trầu bà thuộc họ cây Thiên Nam Tinh, nguyên sinh ở Indonexia.
Cây Trầu bà treo là cây thân thảo leo, thân tròn mập mang nhiều rễ khí sinh, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo. Lá đơn, mọc cách, thuôn dài ở đỉnh, tim ở gốc, màu xanh bóng với các vạch màu trắng, vàng nằm rải rác trên phiến lá. Cụm hoa dạng mo, cuống ngắn.
Tốc độ sinh trưởng của cây trầu bà khá nhanh. Cây trầu bà chịu bóng bán phần, nhu cầu nước cao, có thể làm cây thủy sinh. Cây sống tốt ở bóng râm, phát triển rất nhanh nơi có khí hậu mát mẻ, hút nước nhiều. Cây trầu bà có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn.
Cây Trầu bà treo: ý nghĩa, công dụng
Cây Trầu bà treo trang trí không gian các quán cafe, nhà hàng hay làm cây nội -ngoại thất treo tại cầu thang, ban công, cửa sổ, sân thượng, sân vườn… đều rất thích hợp. Cây Trầu bà treo thuộc dạng cây leo thường xanh sống lâu năm, với lá hình trái tim. Đây là loài cây mọc dại ở rừng được khai thác trồng làm cảnh từ lâu đời với đặc điểm cây ưa khí hậu nóng ẩm .
Cây Trầu bà treo là loài cây lí tưởng giúp tạo ra bầu không khí trong lành. Nghiên cứu thực nghiệm chứng minh cây trầu bà có thể làm giảm mức ô nhiễm ozone trong môi trường làm việc. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt sức khỏe, mà còn mang lại giá trị tinh thần vô giá.Trầu bà sống trong môi trường râm mát, nhiệt độ thích hợp nhất từ 18 – 21 độ C, nên có thể trồng trong nhà, văn phòng, khách sạn …Không để cây nơi có nhiệt độ cao vì khi tiếp xúc với nhiệt độ hay nắng gay gắt cây sẽ bị cháy lá, sức sống yếu ớt.
Cây Trầu bà treo giúp có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư formaldehydes và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác.Thích hợp để trồng trang trí trong văn phòng, nhà hàng – khách sạn, tại nhà…hoặc môi trường có nhiều tiếng ồn.
Ý nghĩa của cây của cây Trầu Bà là may mắn, thành đạt và bình an, cây trầu bà thường được trồng để làm đẹp, trang trí…hoặc làm nguyên liệu cắm hoa. Thích hợp để trồng trang trí trong văn phòng, nhà hàng – khách sạn, tại nhà…hoặc môi trường có nhiều tiếng ồn.
Cây Trầu bà treo: Cách chăm sóc
Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng râm mát vì Trầu Bà là cây ưa bóng, phù hợp với cường độ ánh sáng trung bình. Trồng Trầu Bà ngoài trời thì cần làm mái che. Nếu không cây sẽ bị vàng và cháy lá hoặc chết.
Còn cây Trầu Bà thủy sinh để bàn thì không đặt ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần mang cây ra phơi nắng 1 lần vào sáng sớm khoảng 15-30 phút. Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của cây Trầu Bà là 150C – 300C. Cây không chịu được lạnh nên khi trời lạnh cần đảm bảo nhiệt độ trên 80C.
Cây Trầu bà treo là cây ưa ẩm, nhu cầu nước cao, không chịu hạn, tưới nước 1 lần/ ngày. Nhưng khi tưới cần tránh tình trạng quá nhiều nước gây hiện tượng úng ngập, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ. Đối với cây Trầu Bà thủy sinh, cần thay nước 1 tuần 1 lần; lượng nước cho ngập 2/3 bộ rễ.
Cây Trầu bà treo không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón lá rồi tưới cho cây.
Cây Trầu bà treo ít sâu hại, nhưng thỉnh thoảng cũng có mắc một số bệnh phổ biến như: ve, rệp, thối rễ…Khi đó, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo về thực vật thông thường. Để góp phần hạn chế sâu bệnh, nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước…
Đánh giá Cây Trầu bà treo