Cây vạn niên thanh treo được biết đến như một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, cường tim lợi thuỷ, có tác dụng cầm máu. Trị cho người bị đau họng, tim yếu, rắn cắn, bị đánh đập và bổ té tổn thương, bạch hầu, bỏng do nước sôi, thuỷ thũng và đinh nhọt, ho hen do suy nhược cơ thể nóng sốt.
Ngoài ra Cây vạn niên treo giỏ còn có thể trồng thành giỏ treo với những thân cây rủ dài mềm mại, trang trí giàn hoa, ban công, tường nhà hoặc đặt trên bàn rất đẹp. Trong môi trường điều hòa, cây phát triển bền đẹp, lá xanh bóng.
Cây vạn niên thanh treo: Đặc điểm về hình thái
Cây thân leo, thân tròn mềm có nhiều rễ móc khí sinh, bò dài hay thõng xuống. Cây mọc ở đất và ở nước, cây ưa ẩm. Lá đơn, hình dạng trái xoan rộng, gốc hình tim, đầu nhọn.Phiến lá khá dày , xanh đậm có đốm vàng hay có màu vàng lục ( có chủng : lá màu vàng ánh bạc, đốm bạc lớn và long lổ).
Cây Vạn niên thanh treo là cây thảo sống nhiều năm, rễ mập, ngắn, có nhiều đốt, trên đốt có nhiều rễ con. Lá mọc từ rễ dây rộng 3.5– 6mm, mép nguyên, mặt trên xanh lục, mặt dưới màu lục nhạt. Hoa mọc thành từng bông màu xanh, quả mọng nước hình cầu màu quả quất, có duy nhất một hạt. Cây rất ưa bóng và thời tiết mát mẻ, nếu trồng trong đất ẩm thì cho lá to, dày bóng, trồng trong nước thì cho lá hẹp, cành trắng và vươn dài.
Vì là loại cây leo nên thường được trồng trong chậu với 1 cột trụ. Với dáng hình thanh mảnh, lá xanh bóng, cây có tác dụng làm mát không khí, làm dụi những không gian thô cứng hoặc nhiều đồ vật mang tính âm, thuộc hành Kim, Mộc.
Theo như tên gọi và hình dáng của cây chắc ai cũng biết về Cây Vạn Niên Thanh. Cây này có lá giống với lá trầu không, nên một số người cũng gọi là cây trầu bà. Cây được tạo bởi nhiều thân leo và bám chắc chắn lên cột cao khoảng 1.3-1.5m, chiều cao kích thước của cây trung bình đặt tới 1.4-1.6m.
Cây Vạn Niên Thanh thân mập, tròn, cao 0,5-1m, có các vòng sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc tập trung ở đầu cành, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, mở rộng ở gốc hình tim, cuống mập, có bẹ ôm thân. Lá màu xanh bóng dày, gân lông chim, nổi bật các đốm trắng vàng hay ánh bạc nằm rải rác trên phiến lá. Cụm hoa Vạn Niên Thanh dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, mọc ra từ nách lá. Quả mọng.
Cây Vạn niên thanh treo: Công dụng, ý nghĩa
Cây Vạn niên thanh treo sinh trưởng và phát triển tốt, thanh lọc không khí, khử bớt các khí độc được sinh ra do hiệu ứng nhà kính hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày nên cây thường được dùng làm:
+ Cây xanh văn phòng, công ty, nhà ở, trồng chậu nhỏ để bàn hoặc chậu đứng đặt hành lang, cầu thang…
Cây Vạn niên thanh treo không những mang đến không gian mát mẽ, trong lành, mà chính vì vẻ đẹp mềm mại, xanh tốt của mình cây còn được sử dụng để:
+ Làm cây kiểng trồng sân vườn, công viên…
+ Trang trí giàn hoa, ban công, tường nhà hoặc đặt trên bàn rất đẹp.
+ Trồng trong chậu nhỏ để bàn đến những cây trong chậu đứng đều tạo nên một không gian làm việc sinh động.
Ý nghĩa Cây Vạn niên thanh treo:
+ Cây được coi là loài cây cát tường, trồng Cây Vạn Niên Thanh mang lại nhiều điều tốt lành, sung túc.
+ Là liều thuốc tinh thần, giúp người chơi cây có được cảm giác thoải mái, dễ chịu và tăng cao hiệu quả năng suất công việc. Bên cạnh đó Cây Vạn Niên Thanh còn điều hòa mắt chúng ta trở về trạng thái ban đầu.
+ Ý nghĩa phong thủy Cây Vạn Niên Thanh: Cây mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho người chơi.
Cây Vạn niên thanh treo: kỹ thuật khi trồng và chăm sóc
+ Đất trồng: Đất trồng phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, khoảng 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Bón lót trong chậu một lớp phân.
+ Nước: Cây Vạn Niên Thanh thuộc dạng cây cần nhiều nước nên trung bình mỗi tuần tưới 1 -2 lần, mỗi lần tưới 500-800ml nước đối với chậu có kích thước 35x50cm. Lượng nước tùy vào kích thước của chậu mà ta căn chỉnh tưới nước cho cây. Chú ý không được tưới nhiều hoặc ít quá sẽ không tốt đến độ bền của cây.
+ Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15-30°C
+ Độ ẩm: Cao, phải luôn giữ độ ẩm cho đất.
+ Ánh sáng: Ánh sáng rất cần thiết và quan trọng đến độ bền của cây, nên đặt cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng và có người qua lại như: phòng khách, phòng họp, lễ tân, các cửa sổ, của kính, hành lang và đặc biệt ở những nơi sảnh rộng. Không được đặt cây ở vị trí thiếu ánh sáng, cây khó quang hợp dẫn đến có nhiều lá vàng và chết dần chết mòn.
+ Dinh dưỡng: Trung bình 2 tháng mình có thể bón phân NPK cho cây một lần. Chú ý phân NPK không nên bón nhiều vào một lúc, chia thành nhiều đợt để bón cho cây, pha loãng lượng phân và chia thành nhiều lần.
Đánh giá Cây Vạn niên thanh treo