Cành mọc ngang từ gốc với rất nhiều rễ phụ. Toàn cây có nhựa mủ. Lá hình trái xoan, nhẵn cả hai mặt, dài 5-9cm, rộng 3-5,5cm, cuống dài 12-20mm. Quả kép (do đế hoa lõm bao lấy các quả thật ở bên trong) mọc từng cặp trên cành non, không cuống; hình cầu hay hình trứng, đường kính 10-12mm, khi chín có màu đỏ máu rồi đâm đen. Có nhiều thứ khác nhau, thông thường là var. camosa (Roxb.) Kurz.
Có hoa quả từ tháng 9 đến tháng 2.
Có tác dụng tích cực làm không khí trong lành
Thực vật trồng trong nhà có thể làm giảm mức độ Formaldehyde.
Formaldehyde là một loại khí độc ẩn chứa trong các vật liệu xây dựng như thảm, màn cửa, gỗ dán và các chất bám dính, làm giảm chất lượng không khí và có thể dẫn đến các bệnh như dị ứng, hen suyễn và đau đầu. Chất này và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác (VOC) thường hiện diện nhiều hơn trong các công trình mới xây dựng.
Cây si được dùng làm vật mẫu khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về khả năng làm giảm mức độ formaldehyde trong không khí của thực vật. Thí nghiệm này đã đưa ra kết luận rằng một cây hoàn chỉnh có thể hấp thu khoảng 80% formaldehyde trong không khí trong vòng 4 giờ.
Lượng khí formaldehyde giảm trong ngày nhiều hơn đêm. Điều này cho thấy vai trò của khí khẩu, các khe nhỏ trên bề mặt lá chỉ mở ra trong ngày, trong việc hấp thu khí. Lượng formaldehyde hấp thu trong đêm hầu hết có khả năng được hấp thu qua lớp cutin trên bề mặt cây. Rễ của ficus hấp thu lượng khí như nhau giữa ngày và đêm nhưng rễ của japonica hấp thu nhiều formaldehyde hơn trong đêm.
Các nhà nghiên cứu xem những vi sinh vật sống trong đất và hệ thống rễ là một nhân tố chính trong sự khác biệt về lượng khí hấp thu giữa rễ của ficus và japonica. Có thể giải thích nguyên nhân của sự hấp thu thấp hơn trong đêm trong trường hợp ficus là do Japonica được trồng trong những bình lớn hơn ficus.
Đánh giá Cây gừa nghệ thuật hình cây thông