Phân loại cây xanh công trình (phần 2)

Dựa trên những đặc điểm khác nhau như về giá trị sử dụng, hình dáng thực vật… người ta phân loại cây xanh công trình thành các loại khác nhau.

Cây xanh công trình
Cây xanh công trình

Phân loại nhóm cây xanh công trình theo giá trị sử dụng

Cây xanh công trình: Cây bóng mát

Cây bóng mát là những cây có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng. Chúng có chiều cao từ 5 – 50 m, sống lâu 30 – 40 năm. Có loài sống hàng nghìn năm. Cây bóng mát có nhiều loại, thường được chọn trồng ở đường phố, khu nhà ở, công sở, trường học, vườn hoa…Trong cây bóng mát có thể chia ra các loại: cây bóng mát thường, cây bóng mát có hoa đẹp, cây ăn quả, hay cây có hoa thơm.

Cây bóng mát thường: Gồm những cây thân gỗ lớn thuộc loài lá kim, hoặc lá rộng, thường xanh hay rụng lá trơ cành. Nhiều loài cho bóng râm tốt lại có dáng đẹp, chúng thường được trồng đơn, trồng thành khóm hay từng mảng phối hợp rất đẹp với các công trình kiến trúc đường phố, nhà ở.. như thông, lát hoa, đài loan tương tư, bàng, tếch…

Cây xanh công trình
Cây xanh công trình

Cây bóng mát có hoa đẹp: Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỡ, cho bóng mát nhưng lại đặc biệt có hoa đẹp. Hoa có tác dụng trang trí ở tầng cao. Chúng thường được trồng làm điểm cảnh, phối hợp đẹp với các công trình kiến trúc. Các cây như móng bò tím, vàng anh, phượng, lim xẹt…

Cây bóng mát ăn quả: Gồm những cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ cho bóng mát, đồng thời cho qủa. Có những loài khi qủa chín tạo thành khối trên tán lá có màu sắc hay những hình dạng độc đáo và tồn tại trong thời gian dài rất đẹp như muỗm, dừa, hồng xiêm, khế, nhãn, vải…

Cây bóng mát có hoa thơm: Là những cây bóng mát có hoa thơm gây cảm giác dễ chịu. Thường được trồng bên những công trình kiến trúc như nhà ở, công sở, trường học, bệnh viện, khu triển lãm, đình chùa … như bưởi, sữa, hòe, ngọc lan, hoàng lan,…

Cây trang trí

Cây trang trí là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi, hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh để trang trí ở tầng thấp, trồng trong chậu trưng bày trong nhà, trồng dàn leo. Nhóm này thường gồm các loại:

Cây xanh công trình
Cây xanh công trình

Tre trúc : Là những cây chỉ có một thân chính, mọc đơn lẻ hay thành bụi. Cây cao từ 1 – 2 m, đến 15 – 20 m. Loài tre trúc có thân đẹp, ngọn uốn cong mềm mại, đặc biệt tre trúc mang đậm nét sắc thái dân tộc. Được trồng nhiều ở các biệt thự, nhà hàng, vườn hoa.

Cau dừa: gồm những cây thường có độ cao từ 5 – 10 m và 15 – 20 m. Thân cột đứng thẳng hài hòa với đường nét công trình kiến trúc, tán lá thoáng mềm mại như cau dừa, cọ. Là những loài mang sắc thái khí hậu nhiệt đới. Có nhiều loài còn cho qủa dùng làm thực phẩm, thuốc, chế biến dầu.

Lưu ý: Mặc dù tre trúc, cau dừa thuộc loại cây cao nhưng theo nhiều tác giả thì do cây có dáng đẹp nên xếp chúng vào loại cây trang trí.

Cây xanh công trình dáng đẹp

Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi. Có dáng cây, lá, hoa với màu sắc đẹp. Thường trồng trang trí ở tầng thấp, nó có ưu điểm trồng được lâu không phải thay thường xuyên như trồng các cây hoa.

Cây cảnh hoa đẹp: Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi có hoa. Hoa nhiều màu sắc có thể trồng đơn lẻ hay khóm, mảng hay trong chậu.

Cây leo dàn: Gồm những cây leo có thân lá, hoa đẹp có tác dụng trang trí và tạo bóng râm. Tuỳ thuộc công trình kiến trúc mà chọn loài thích hợp, tạo bóng râm, che tường, trang trí cổng, cột…

Cây cảnh có quả đẹp: Những cây này quả có hình dáng, màu sắc đẹp.

Cây xanh công trình
Cây xanh công trình

Phân loại cây công trình theo độ cao cây

Độ cao cây xanh công trình có ảnh hưởng tới sự tổ chức, phối cảnh. Phân loại theo chiều cao cây từ các tài liệu thực vật học (chiều cao tự nhiên trong điều kiện bình thường) kết hợp chiều cao tại nơi nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác có thể gây ức chế như độ sâu tầng đất, mực nước ngầm, ánh sáng, tác động nhiệt độ bê tông hóa xung quanh…trên cơ sở đó nhằm xác định chiều cao trung bình của cây để phối hợp trồng cây tại khu vực đó hay kết hợp hài hòa với công trình kiến trúc tại đó.

One thought on “Phân loại cây xanh công trình (phần 2)

  1. Pingback: Phân loại cây xanh công trình (phần 3) - Cây cảnh Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.