Không những làm đẹp cho không gian sống và làm việc, cây thiết mộc lan còn rất tốt cho phong thủy, làm cho người chơi cây luôn được may mắn, phát tài phát lộc như chính tên gọi của nó.
Nếu một cây thiết mộc lan mà gốc có 3 hoặc 5 nhánh thì rất tốt cho phong thủy:
Cây thiết mộc lan gốc có 3 nhánh được gọi là thế Tam Đa (Phúc – Lộc – Thọ), nếu có 5 nhánh thì được gọi là thế Ngũ phúc tức là “Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Minh”, cả hai đều rất tốt. Chính vì thế mà cây thiết mộc lan gốc luôn được dùng để trang trí ở những nơi sang trọng như tại phòng họp, phòng của lãnh đạo hoặc tại các sảnh rộng.
Chăm sóc cây thiết mộc lan đẹp và bền tại văn phòng
Cây thiết mộc lan mặc dù thuộc loại rất dễ sống và có tuổi đời dài, song để được như vậy thì người trồng cần phải có kỹ thuật chăm sóc cây đúng tiêu chuẩn. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của giống cây thiết mộc lan, ví dụ như:
- Ánh sáng
Ánh sáng là rất cần thiết để cây thiết mộc lan sinh trưởng và phát triển. Nên khi trang trí cây xanh văn phòng, bạn nên tìm vị trí có ánh sáng để kê đặt cây. Tốt nhất nên đặt cây ở gần vị trí cửa, hành lang hay tại các sảnh rộng.
- Nước
Nếu bị thiếu hay khô nước chắc chắn cây sẽ sống yếu ớt, không xanh mướt và dần dần sẽ chết. Chính vì thế mà bạn cần phải thường xuyên quan tâm tới độ ẩm của đất để tưới cho cây thiết mộc lan của mình. Đối với cây đặt trong văn phòng tuần tưới 1-2 lần, mỗi lần tưới cho cây khoảng 500-800ml (nếu là cây ghép). Với những cây thiết mộc lan gốc thì ta tưới nhiều hơn 0,7 -1 lít nước cho 1 lần tưới. Khi tưới, bạn hãy tưới đều quanh gốc. Việc tưới cho cây thiết mộc lan đúng với lượng nước trên là không bắt buộc, bạn phải có sự linh hoạt, xem xét trước khi tưới để điều chỉnh lượng nước cho hợp lý, tránh để cây úng và chết do hấp thụ quá nhiều nước.
- Phân bón
Phân bón cũng góp phần quan trọng giúp cây thiết mộc lan phát triển nhanh và khoẻ mạnh. Đối với cây thiết mộc lan thì bạn nên chọn phân NPK để bón với tần suất trung bình 2-3 tháng một lần. Nên sử dụng một lượng phân bón vừa phải và rắc đều quanh gốc cây, cách thân cây 5-10cm, sau đó tưới nước đều quanh gốc cho ngấm. Hoặc ta có thể hòa lượng NPK vừa đủ và tưới đều lên gốc cây cũng được.
- Sâu bệnh
Cây thiết mộc lan ít bị sâu bệnh nên các bạn không cần lo lắng về vấn đề này.
Đó là một vài bí quyết mà chúng tôi muốn chia sẻ với tất cả các bạn. Mong rằng từ đây các bạn đã trang bị đủ kiến thức cần thiết để bắt tay ngay vào việc chăm sóc cây thiết mộc lan của mình.
- Cây hoa cảnh dễ trồng làm bừng sáng không gian nhà ở
- Gợi ý bạn bốn cây cảnh để bàn làm việc vừa đẹp vừa có ý nghĩa phong thủy tốt
- Những loại cây cảnh tốt cho văn phòng và tìm hiểu về lợi ích của chúng
- Gợi ý bạn 4 cây cảnh dễ trồng trong nhà, không tốn nhiều thời gian chăm sóc
- Thiết kế sân vườn ngập tràn cây xanh