8 nguyên tắc cơ bản thiết kế cảnh quan (phần 1)

Contents

Thiết kế cảnh quan sân vườn không phải là một công việc đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối như ngành khoa học tên lửa nhưng vẫn sẽ có một sự khác biệt rất lớn giữa một thiết kế tốt và một thiết kế không tốt.

Thiết kế cảnh quan là công việc đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế
Thiết kế cảnh quan là công việc đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế

Thiết kế cảnh quan sân vườn nói riêng và thiết kế cảnh quan nói chung là công việc đòi hỏi sự sáng tạo, phá cách, việc rập khuôn theo những nguyên tắc nhất định nào đó là hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc nên áp dụng. Sau đây là 8 nguyên tắc cơ bản được sử dụng khá thường xuyên bởi một số nhà thiết kế cảnh quan hàng đầu.

Thiết kế cảnh quan: Tính thống nhất

Là sự lặp đi lặp lại một cách có trật tự, nhất quán và thống nhất các yếu tố như: chủng loại, chiều cao, kích thước, kết cấu, màu sắc của cây hay các nhóm thực vật, đá hay vật dụng trang trí trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Áp dụng nguyên tắc này sẽ đem lại một phong cách rất riêng cho mỗi thiết kế, nhất là khi bạn muốn tạo ra một cảnh quan sân vườn theo một chủ đề nhất định. Chủ đề ở đây có thể theo một loại hình cảnh quan nào đó như: Cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, cảnh quan miền quê nam bộ, cảnh quan ốc đảo xa mạc…Bạn cũng có thể chọn một chủ đề theo sở thích cá nhân. Chẳn hạn, nếu là người yêu chim, bạn có thể tạo ra một thiết kế cảnh quan sân vườn với chủ đề là chim bằng cách sử dụng các loại cây trồng thu hút chim, cũng như sử dụng các bức tượng, tổ chim, hay các đồ trang trí khác có liên quan. Tất cả được sắp xếp theo một thể thống nhất sẽ tạo ra một khu vườn không những đẹp mà còn có phong cách rất riêng. Bạn cũng có thể sử dụng các hình tượng khác như: Bướm, chuồn chuồn, ếch, ong, rùa…hay một màu sắc ưa thích nào đó.

Thiết kế cảnh quan phải có tính thống nhất
Thiết kế cảnh quan phải có tính thống nhất

Thiết kế cảnh quan: Tính đơn giản hóa

Đơn giản là một trong những nguyên tắc được áp dụng rất nhiều trong cả thiết kế và nghệ thuật. Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, các nhiếp ảnh gia thường tối giản đi những chi tiết thừa để giúp người xem có thể tập trung hơn vào những gì mà họ cảm thấy là yếu tố quan trọng nhất của bức ảnh, cái mà họ muốn nhấn mạnh để truyền đạt ý tưởng của họ đến người xem. Ở đây, sự đơn giản hóa lại đem lại khả năng tạo điểm nhấn tốt đến không ngờ. Tương tự, bạn cũng có thể vận dụng sự đơn giản hóa trong thiết kế cảnh quan sân vườn nhằm làm nổi bật chủ đề của bạn. Một lợi thế nữa, là bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm những thành phần mới cho thiết kế của mình. Sử dụng tính đơn giản trong thiết kế cảnh quan sân vườn như thế nào? Khá đơn giản, bạn nên sử dụng hai hoặc ba loại màu sắc của cây và lặp lại nó trong cả thiết kế. Tương tự với chủng loại cây, lặp lại từ hai đến ba loại cây cho sân vườn. Trang trí sân vườn một cách đơn giản theo một chủ đề nhất định nào đó. Hạn chế sử dụng quá nhiều vật trang trí. Khi sử dụng đá, chỉ nên sử dụng một vài tảng đá ở những vị trí quan trọng để tạo điểm nhấn và phải sắp xếp gọn gàng, tự nhiên.

thiết kế cảnh quan phải có tính tự nhiên
thiết kế cảnh quan phải có tính tự nhiên

Thiết kế cảnh quan: Chuyển tiếp tự nhiên

Nguyên tắc này không quá khó để áp dụng và nó có tác dụng tránh sự thay đổi quá nhanh và đột ngột trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Vận dụng nguyên tắc này sẽ giúp cho cảnh quan sân vườn chuyên nghiệp hơn khi không mắc phải những sai lầm của những người thiếu kinh nghiệm, họ thường quên đi tính liên tục tổng thể và trồng cây một cách bừa bãi theo cảm tính. Quá trình chuyển tiếp tự nhiên có nghĩa là đảm bảo sự thay đổi diễn ra dần dần để đảm bảo sự thông suốt. Điểm dễ nhận biết nhất của quá trình chuyển tiếp tự nhiên là ở màu sắc và chiều cao của cây, ngoài ra còn có các yếu tố khác của cảnh quan như: Cấu trúc, hình dạng và kích thước của lá cây, cũng như các yếu tố khác như tượng, đá…vv. Cách đơn giản nhất để tạo sự chuyển tiếp tự nhiên là sử dụng “bước chuyển hiệu ứng” (step effect) tức là tổ chức cây trồng theo thứ tự kích thước giảm dần hay tăng dần. Từ những cây thân gỗ lớn, rồi tới cây bụi, cây hoa nhỏ và cuối cùng là thảm cỏ, lựa chọn loại cây thích hợp là rất cần thiết. Chuyển tiếp tự nhiên bằng cách “tạo ra ảo giác” (create illusions). Ví dụ, bạn có thể tạo ra ảo giác về khoảng cách bằng cách sử dụng chuyển dần từ các cây có  tông màu ấm sang các cây có tông màu lạnh. Cách thiết kế này làm cho cảnh quan sân vườn của bạn có vẻ lớn hơn thực tế. Một cách khác là sử dụng các cây có lá to và giày làm phông nền, tiếp theo là các cây có lá nhỏ và mượt mà hơn. Cách này không những tạo được sự chuyển tiếp tự nhiên mà còn tạo ra một ranh giới, nơi mà các cây lá rậm sẽ làm nền hay khung viền làm nổi bật những cây lá thưa, những loại cây mà rất khó nhìn thấy nếu đem trồng lẫn lộn hay phía sau các cây rậm lá khác.

Thiết kế cảnh quan có tính hệ thống
Thiết kế cảnh quan có tính hệ thống

Thiết kế cảnh quan: Tính cân bằng

Tính cân bằng trong thiết kế cảnh quan sân vườn bao gồm sự cân bằng tuyệt đối về mọi mặt và sự cân bằng về một khía cạnh nhất định nào đó. Có hai dạng cân bằng mà bạn có thể sử dụng.

Trên đây là 4 nguyên tắc quan trọng cần lưu ý khi thiết kế cảnh quan sân vườn, 4 nguyên tắc còn lại sẽ được đề cập ở bài viết sau.