8 nguyên tắc cơ bản thiết kế cảnh quan (phần 2)

Contents

Một thiết kế tốt sẽ mang lại một thiết kế cảnh quan sân vườn đẹp, tiện dụng nhưng vẫn giữ lại nét tự nhiên và trên hết là sự chuyên nghiệp. Ở thái cực ngược lại sẽ tạo ra một cảnh quan sân vườn có vẻ giả tạo, vụng về và mang tính tự phát. Vậy cần phải làm gì để tạo ra một thiết kế cảnh quan sân vườn đẹp?

Cảnh quan đẹp
Cảnh quan đẹp

Thiết kế cảnh quan: Cân bằng đối xứng 

Tất cả các thành phần trong thiết kế đều được chia đều. Mọi thành phần đều có một phiên bản đối xứng giống nhau hoàn toàn về hình dạng, kích thước, màu sắc…Nguyên lý này được sử dụng rất nhiều trong các thiết kế cảnh quan sân vườn thời kỳ phục hưng. Những khu vườn thời kì này thường luôn đối xứng tuyệt đối cả về thành phần thiết kế và tổng thể hình học. Chỉ cần vẽ một đường tưởng tượng ngay giữa vườn, bạn sẽ thấy mỗi bên là một hình ảnh phản chiếu của bên còn lại. Sự cân đối xứng này thường không thể có trong tự nhiên, nhưng không hề gì, một số người thích nhìn thấy mọi thứ cân bằng, nó mang lại sự ổn định và trật tự. Ứng dụng, dùng các loại cây bụi trồng đối xứng để đánh dấu điểm đầu và điểm cuối của một hàng, dùng làm hàng rào, tường nhà hay tạo điểm nhấn. Nhược điểm là sẽ rất tốn công bảo dưỡng, vì trạng thái cân bằng đối xứng rất dễ bị phá vỡ do sự phát triển không đều của cây, cây bị chết, cắt tỉa không đều hay màu sắc của cây không đồng nhất.

Cảnh quan lạ với vườn đứng
Cảnh quan lạ với vườn đứng

Thiết kế cảnh quan: Màu sắc

Màu ấm: Màu sắc tươi sáng như màu đỏ, vàng và cam dường như tiến về phía bạn và thực sự có thể làm cho một đối tượng có vẻ gần gũi hơn với bạn và thường được sử dụng ở phía trước của một thiết kế cảnh quan sân vườn. Trong hội họa, các họa sĩ cũng thường sử dụng kĩ thuật này để bắt trước thiên nhiên, sử dụng màu sắc ấm áp ở phía trước và màu sắc lạnh ở phía sau.

Màu lạnh: Màu lạnh như xanh lá, xanh dương và màu phấn làm cho một đối tượng có vẻ xa hơn từ bạn. Đây là một kĩ thuật tuyệt vời để sử dụng nếu bạn có một khu vườn nhỏ và muốn nó trông lớn hơn so với thực tế.

Tiểu cảnh nhà phố tạo cảm giác quê hương thân thương
Tiểu cảnh nhà phố tạo cảm giác quê hương thân thương

Màu trung tính: Các màu trung tính như xám, đen, trắng nên sử dụng như màu nền, hoặc kết hợp với các màu tươi sáng ở phía trước. Màu trung tính rất linh hoạt, nhưng nên hạn chế sử dụng.

Các màu khác: Màu sắc cũng có thể được sử dụng để hướng sự chú ý của bạn đến một khu vực cụ thể của cảnh quan sân vườn. Ví dụ, Sử dụng các màu sắc tươi sáng một mình hay kết hợp với các màu lạnh như bạn muốn miễn sao tạo sự thu hút thị giác. Điều thú vị với màu sắc là bạn có thể sử dụng bảng màu yêu thích của bạn cho mục đích riêng của bạn. Còn nếu bạn thích màu trắng, bạn có thể tạo nên một khu vườn với tất cả các bông hoa là màu trắng, sẽ rất tinh tế và giàu cảm xúc. Nếu thêm bất kì một mảng màu nào khác trên nền màu trắng sẽ có hiệu ứng nổi bật rất cao và rất giàu tính nghệ thuật. Đây là một thủ thuật rất hiệu quả nếu bạn muốn tạo ấn tượng mạnh về một yếu tố nào đó.

Thiết kế cảnh quan: Tính cân đối

 Tuy rất đơn giản nhưng lại rất dễ vi phạm qua trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Thậm chí ngay cả những nhà thiết kế cảnh quan nhiều kinh nghiệm nhất cũng có thể vi phạm nguyên tắc này vì nó rất dễ bị bỏ qua. Sự cân đối đơn giản là về tỉ lệ giữa các yếu tố trong một thiết kế. Trong tất cả các nguyên tắc thiết kế cảnh quan đều chưa tính cân đối nhưng bạn vẫn cần phải bỏ thời gian suy nghĩ và hoạch định rõ ràng để tránh mắc phải. Hầu hết các yếu tố trong thiết kế cảnh quan đều có thể lên kế hoạch để đạt được sự cân đối cuối cùng.

Thiết kế cảnh quan: Tính lặp lại

Sân vườn Nhật Bản mang tính thẩm mỹ cao
Sân vườn Nhật Bản mang tính thẩm mỹ cao

Sự lặp đi lặp lại có mối quan hệ mật thiết với tính thống nhất (unity), nguyên tắc đầu tiên trong một thiết kế cảnh quan sân vườn, vì vậy sẽ thật phù hợp nếu ta cũng kết thúc với nó. Sự khác biệt lớn nhất là tính thống nhất sử dụng tất cả các thành phần của cảnh quan như cây trồng, các yếu tố kiến trúc, các yếu tố vô cơ để tạo nên một nét riêng hay một chủ đề. Tất cả mọi thành phần đều phải phù hợp. Tất cả các yếu tố được chọn đều phải bổ trợ cho yếu tố trung tâm và phải vì những mục đích nhất định. Tính lặp lại được sử dụng trong nguyên tắc thống nhất là cách sử dụng lặp đi lặp lại một vài yếu tố hay hình thức nhất định để tạo ra công thức trong thiết kế cảnh quan sân vườn của bạn. Có một ranh giới mà bạn cần phải chú ý, nếu sử dụng quá nhiều yếu tố lặp lại sẽ làm cho thiết kế bị nhàm chán, nhưng khi sử dụng quá nhiều yếu tố khác nhau sẽ làm cảnh quan rất lộn xộn và vô tổ chức. Bạn cần vận dụng khéo léo để tạo ra một sân vườn hoàn hảo nhất.

2 thoughts on “8 nguyên tắc cơ bản thiết kế cảnh quan (phần 2)

  1. Pingback: Thiết kế sân vườn dựa theo phong thuỷ - Cây cảnh Hà Nội

  2. Pingback: Cảnh quan sân vườn và phong thủy - Cây cảnh Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.