Do có ý nghĩa về mặt phong thuỷ nên cây kim ngân đã trở thành cây cảnh được yêu thích, tuy nhiên kỹ thuật trồng cây kim ngân không dễ dàng.
Cây kim ngân (kim phát tài) là một trong những cây được đánh giá cao về ý nghĩa phong thủy cây cảnh. Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc loại cây này cũng khá phức tạp và tỉ mỉ. Kim ngân nằm trong họ cây cảnh thiên nam tính, có tuổi thọ khá lâu đời và thân lá đều, rất xanh tốt.
Như tên gọi của nó – kim ngân, cây phát tài thể hiện sự phú quý, giàu sang và ngân bạc. Cây kim ngân là một trong những loại cây may mắn nhất trong phong thủy. Lúc cây kim ngân nở hoa sẽ mang lại nhiều lộc và may mắn nhất. Nếu bạn cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng ngân vàng tượng trưng thì nó sẽ trở thành cây phát tài và có ý nghĩa về mặt phong thủy.
Kỹ thuật trồng cây kim ngân
Đây là loài cây thích ứng tốt với tất cả loại đất nhưng tốt nhất người chơi nên chọn loại đất màu mỡ, nhiều chất mùn và cần trộn thêm cát sỏi để tăng cường thoát nước tốt. Kim phát tài thích loại đất chua. Bộ rễ của cây phát triễn rất mạnh, khi trồng trong chậu nên chú ý lựa chọn chậu cỡ lớn để cây sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, kim phát tài rất nhạy cảm với đất cằn cỗi, vì vậy bạn nên thường xuyên bón phân vào mùa xuân và mùa thu, khoảng 3 tuần/ lần vì đây là thời gian phát triển bộ lá mới và ra hoa của cây.
Người trồng tuân thủ theo các kỹ thuật trồng cây sẽ có được chậu cây đẹp như mong muốn
Cây kim ngân thích nghi với ánh sáng tốt, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và có thể phát triển bình thường trong điều kiện bóng râm. Người trồng cây không nên đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp vì sẽ gây cháy lá, xuất hiện nhiều đốm nâu trên lá và sẽ mất đi màu xanh của lá.
Đây là loài cây chịu được nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ tối ưu là nhiệt độ phòng từ 25-27oC. Nếu nhiệt độ dưới 180C cây sẽ có hiện tượng rụng lá và rơi vào trạng thái ngủ đông. Nếu nhiệt độ dưới 5oC, kim phát tài sẽ chết. Cây phát triển tốt ở độ ẩm thấp lẫn độ ẩm cao.
Tuy thuộc loại cây mọng nước nhưng kim phát tài chịu hạn khá kém, yêu cầu lượng nước tưới vừa phải, thường xuyên. Tuy nhiên, bạn nên tránh tưới nước quá nhiều gây úng rễ, thối củ, mục nát thân cây gây chết cây. Tốt nhất là nên tưới 2 ngày một lần vào mùa đông và 1 ngày 1 lần vào mùa hè. Ngoài ra, người chăm không nên tưới trực tiếp xuống gốc mà nên tưới đều trên lá bằng bình xịt. Nếu cây được trồng trong phòng có máy lạnh thì lượng nước tưới phải giảm đi.
Cây kim ngân có thể nhân giống vào mùa xuân bằng cách gieo hạt, tách bụi hoặc giâm lá thông thường. Với phương pháp gieo hạt, tỷ lệ sản xuất cây con của kim phát tài là khá thấp. Phương pháp tách bụi cũng là một cách hay nhưng tốn nhiều công sức của người trồng. Đối với cách giâm lá, mặc dù lá có thể bị phân hủy thành phân hữu cơ nhưng tỉ lệ phát triển thành cây con cao hơn. Khi giâm lá, người trồng cần chú ý độ ẩm và bón thêm phân bón.
Cách chăm sóc cây kim ngân
Người chơi cây nên dùng tay để kiểm tra xem đất xung quanh bụi cây kim ngân, khi đất quá ướt thì phải kiểm tra xem chậu cây có bị ứ nước hay không, nếu có thì phải thông lại lỗ cho chậu cây. Trong trường hợp này, người trồng không nên tiếp tục tưới nước cho cây nữa, nên ngưng nước khoảng một tuần.
Khi đất trên mặt gần gốc cây kim ngân khô ráo, người chăm sóc cây phải tiến hành tưới nước. Lượng nước tưới phù hợp với từng loại chậu cây và loại cây. Ví dụ: Với chậu cây kim ngân đường kính 30-35 cm, người trồng nên tưới khoảng 0.5 – 0,8 lít nước. Ngoài ra, người chăm cây cần tưới nước đều quanh gốc cây, trung bình 01 tuần tưới 02 lần.
Để lá cây luôn bóng đẹp, người chơi cần có thao tác lau lá cho cây kim ngân: dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng bề mặt lá, lau bụi bám xung quanh mặt chậu cây. Ngoài ra người chăm cây cần kiểm tra và nhặt bỏ lá úa, lá vàng và cắt bỏ nhánh héo. Khi phát hiện trong chậu cây có vài nhánh thối, người chơi cây cảnh cần trực tiếp rút ra hoặc dùng kéo cắt bỏ để tránh trường hợp lây lan qua những cây khác.